Nếu là nhân viên kiểm toán của một công ty thì kiến thức về rủi ro và các loại rủi ro kiểm toán bạn nhất định phải năm. Bởi đây là những sai sót sẽ khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, bạn cần nắm chắc kiến thức về các loại rủi ro để đảm bảo công việc thuận lợi và không ảnh hưởng đến công ty.
Định nghĩa về rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán trong tiếng anh gọi là Audit risk (AR). Đây là rủi ro mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra những nhận xét không phù hợp với báo cáo tài chính đã được kiểm toán và còn có những sai sót trọng yếu.
Về bản chất thì rủi ro kiểm toán được xét trong mối quan hệ với kế hoạch kiểm toán, lấy mẫu kiểm toán và lựa chọn phép thử. Do đó, rủi ro kiểm toán thưởng xảy ra bởi nguyên nhân về quản lý và chi phí kiểm toán.
Vậy có các loại rủi ro kiểm toán nào cần được chú ý?
Các loại rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán tiềm tàng (Inherent risk – IR)
Còn được biết đến với tên gọi là rủi ro cố hữu. Rủi ro này tồn tại sai sót trọng yếu với bản thân đối tượng kiểm toán. Nghĩa là nó tồn tại trong chức năng hoạt động và môi trường quản lý mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Bất kể doanh nghiệp có tiến hành kiểm toán hay không thì rủi ro tiềm tàng vẫn có. Đa số nguyên nhân của loại kiểm toán này chính là:
- Do nguồn cung cấp
- Thay đổi công nghệ hoặc hoạt động của đối tượng cạnh tranh
- Do sự thay đổi của điều kiện xã hội, tình hình kinh tế
- Điều kiện chính trị có ổn định hoặc sự thay đổi của pháp luật
Rủi ro kiểm toán kiểm soát (Control risk – CR)
Đây là rủi ro tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ và có khả năng ngăn chặn kịp thời. Có thể nhận định nguồn gốc của loại rủi ro này là do:
- Duy trì các nhân viên chủ chốt quá lâu, không năng động
- Do sự thay đổi về nhiệm vụ và chức năng của hoạt động kinh doanh
- Quản lý lỏng lẻo cùng với việc sử dụng các quỹ chưa phù hợp
- Nghiệp vụ kinh tế phức tạp
Rủi ro kiểm toán phát hiện (Detection – DR)
Đây là những sai sót mà hệ thống kiểm toán và chuyên gia kiểm toán không thể phát hiện được. Nguồn gốc của rủi ro này là do kiểm toán viên không nắm rõ bản chất vấn đề và đưa ra phương án kiểm toán thích hợp.
Ba loại rủi ro kiểm toán trên được thể hiện thông qua công thức sau:
AR = IR * CR * DR
Trong đó AR là rủi ro kiểm toán, IR là rủi ro tiềm tàng, CR là rủi ro kiểm soát và DR là rủi ro phát hiện.
Trong xu thế hội nhập hiện nay cũng như sự đa dạng trong thực thể kinh doanh, sự tiến bộ của công nghệ và thông tin hạ tầng,… khiến nhiều công ty đứng trước những rủi ro khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc nhận diện và phát hiện được các loại rủi ro kiểm toán là vô cùng quan trọng. 3 loại rủi ro này sẽ trở thành mối bận tâm hàng đầu không chỉ của nhân viên kiểm toán, công ty mà còn là mối bận tâm của nhà nước. Bởi bất kỳ cuộc kiểm toán nào cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro.
Kiểm toán viên nên dựa vào mối quan hệ kiểm toán để điều chỉnh mức rủi ro để đạt mức rủi ro kiểm toán mong muốn. Dù có những hạn chế nhưng công thức này sẽ giúp kiểm toán viên có thể lên kế hoạch và chương trình cụ thể cho công cuộc kiểm toán. Đây là bước quan trọng mà bất cứ kiểm toán viên nào cũng cần quan tâm và thực hiện.
Hy vọng với những chia sẻ về các loại rủi ro kiểm toán trên đây giúp bạn kiểm soát được rủi ro cho doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc vượt qua thử thách và đón nhận thời cơ mới. Hòa nhập được với xu thế kinh tế ngày càng phát triển trong và ngoài nước.