Cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam vô cùng mạnh mẽ, bao gồm cả những cơ hội và thách thức. Cụ thể cuộc cách mạng này như thế nào? Đâu là cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng 4.0?
Cuộc cách mạng 4.0 là gì?
Cuộc cách mạng 4.0, hay còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra tại nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Nó là sự kết hợp của công nghệ nổi bật trong các lĩnh vực vật lý, sinh học và công nghệ số, từ đó tạo ra những khả năng sản xuất vô cùng mới mẻ và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế chính trị và xã hội của toàn thế giới.
Những đặc trưng chính của cuộc cách mạng 4.0 có thể khái quát đơn giản như sau:
Thứ nhất, dựa trên cơ sở nền tảng của kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet nhằm thúc đẩy tự động hóa và sản xuất thông minh.
Thứ hai, sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất ra các sản phẩm hoàn cảnh nhờ việc nhất thể hóa dây chuyền sản xuất, không còn phải trải qua giai đoạn lắp ráp thiết bị phụ trợ. Chính công nghệ này cũng giúp in ra các sản phẩm một cách phi truyền thống, bỏ qua nhiều khâu trung gian, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ nano và vật liệu mới để tạo ra được các vật liệu mới được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực.
Thứ tư, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học giúp con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về thời gian hay không gian, tương tác nhanh và chính xác hơn.
Không thể phủ nhận rằng chính cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung rất nhiều. Cùng với những cơ hội để thay thế nền kinh thế thị trường còn có nhiều rủi ro, thách thức.
Cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Nếu nói rằng cách mạng 4.0 đem đến cho Việt Nam cùng lúc nhiều cơ hội và rủi ro, vậy cụ thể điều này như thế nào?
Cuộc cách mạng 4.0 diễn ra và làm thay đổi hoàn toàn phương thức, cách thức sản xuất hiện nay. Từ đó đặt ra yêu cầu vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong việc đổi mới và cập nhật xu thế công nghệ.
Cách mạng 4.0 đã mang đến rất nhiều cơ hội, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn thông tin, công nghệ tiên tiến hiện đại, tri thức mới và cả những đột phá để giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực về trình độ nguồn lao động, nâng cao năng suất.
Cùng với những cơ hội thì chính cuộc cách mạng 4.0 cũng đã đặt ra những áp lực, thách thức không hề nhỏ. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bản thân chưa có đủ năng lực, khả năng cạnh tranh, chưa đủ sẵn sàng để tiếp nhận những thành tựu công nghệ mới. Đồng thời, doanh nghiệp còn đang hoàn toàn bị động trước các xu thế phát triển mới, mô hình tổ chức kinh doanh chưa sẵn sàng chuyển hướng. Chính điều này đã khiến cho áp lực cạnh tranh càng mạnh hơn, gay gắt hơn và yêu cầu đổi mới, sáng tạo, đột phá kịp thời.
Thực tế này có thể dễ dàng nhìn thấy đối với ngành đường sắt Việt Nam, chính đặc điểm kết cấu hạ tầng đồng bộ đang chưa đạt yêu cầu. Quá trình vận chuyển, chuyên chở hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ, những đầu tư mới vẫn chủ yếu tập trung cho đường bộ mà chưa quan tâm đúng mức cho đường sắt hay đường thủy. Bản thân những người làm việc trong ngành đường sắt vẫn đang chờ đợi sự định hướng mới, tác động thay đổi cho ngành công nghiệp này. Trong môi trường cạnh tranh này, vận tải đường sắt hoàn toàn ở thế bất lợi với 2 đặc điểm. Thứ nhất là kết cấu hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu, không được đầu tư đúng mức. Thứ hai là hệ thống quy phạm pháp luật cho hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt còn rất nhiều bất cập và không phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn thế giới.
Trong điều kiện cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam, làm sao để tận dụng được những thành tựu này? Yêu cầu nhà nước, chính phủ cần có giải pháp tổng thể để ứng dụng, chuyển giao công nghệ đường sắt, làm chủ công nghệ mới 4.0.
Cùng với đó, những thách thức khách của cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam còn phải kể đến sự phá vỡ thị trường lao động. Việc những ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo nên cơ hội việc làm cho người lao động trong lĩnh vực này. Bù lại, lao động trong lĩnh vực lao động tay chân sẽ bị cắt giảm. Hay việc robot hay các hệ thống tự động hóa ngày càng phổ biến và thay thế việc làm của con người, dẫn đến lượng lớn lao động phải chịu vào cảnh thất nghiệp và để giải quyết vấn đề này là không hề dễ dàng.
Tiếp theo đó, khi mức thu nhập của người lao động một số ngành nghề tăng cao gây bất bình đẳng hay phân hóa giàu nghèo. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự chênh lệch này giữa lao động trí óc, sáng tạo với lao động tay chân.
Thêm một vấn đề thách thức khác đặt lên những nhà đầu tư, hay thậm chí là các nguyên thủ quốc gia phải có sự chuẩn bị kỹ càng cho một kỷ nguyên mới với rất nhiều những thay đổi. Cần có sự chuẩn bị, sẵn sàng để hạn chế tối đa những nguy cơ bất cập xã hội, mất an toàn thông tin,…
Trên đây là những thông tin về thời cơ hay thách thức mà cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong điều kiện này, nhà nước cần có sự chuẩn bị, thay đổi để kịp thời tiếp cận và ứng dụng những thành tựu mới, cũng như tránh sự tụt hậu cũng như nguy cơ mất ổn định kinh tế, xã hội.