Nhiều nhà quản trị vẫn không hiểu rõ chi phí cố định là gì, loại chi phí này bao gồm những khoản nào trong quá trình kinh doanh? Tất cả sẽ được chúng tôi trả lời chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.
Chi phí cố định là gì?
Chi phí cố định (fixed cost) là một trong những loại chi phí mà không bị thay đổi hay phụ thuộc vào các loại chi phí khác như chi phí tạo ra doanh thu (bảo hiểm, tiền thuê nhà xưởng, máy móc hay thuê tài sản, chi phí lãi vay). Kể cả khi quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi thì chi phí cố định vẫn được giữ nguyên.
So sánh giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi
Để hiểu rõ được sự khác nhau giữa chi phí cố định so với chi phí biến đổi ngoài việc hiểu được khái niệm chi phí cố định là gì, chi phí biến đổi là như thế nào thì bạn đọc cần hiểu rõ bản chất của hai loại chi phí này.
Chi phí cố định
- Bản chất của chi phí cố định: không bị thay đổi cho dù có các tác động liên quan thì chi phí này vẫn luôn được giữ nguyên tuyệt đối, hoàn toàn.
- Ví dụ: Công ty ABC hàng tháng phải bỏ ra 1 khoản chi phí cố định là 1 tỷ/tháng đây là khoản lãi suất vay ngân hàng trước đó để thuê nhà xưởng thi công sản xuất gỗ. Trong trường hợp công ty ABC không thực hiện sản xuất 1 tháng, hoặc công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất bình thường không tạm nghỉ thì chi phí này vẫn phải được công ty đảm bảo nghĩa vụ chi trả, đây được gọi là chi phí cố định.
Chi phí biến đổi
- Định nghĩa: Chi phí biến đổi là loại chi phí dễ dàng bị thay đổi theo mức độ hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là khối lượng sản phẩm.
- Bản chất: Có bị thay đổi bởi các tác động như khối lượng, số lượng thành phẩm sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ thay đổi là tăng hay giảm thì chi phí biến đổi cũng sẽ thay đổi.
- Ví dụ: Công ty XYZ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm, chi phí nguyên liệu vật liệu đầu vào để sản xuất ra 1 lô mỹ phẩm có dung tích 100ml là 300 nghìn đồng. Nếu như trong trường hợp công ty sản xuất ra 1000 hộp mỹ phẩm với dung tích 100ml thì chi phí bỏ ra để sản xuất là 300 triệu đồng. Nhưng nếu trong trường hợp công ty không tiến hành sản xuất sản phẩm đó thì doanh nghiệp XYZ sẽ không phải chi trả khoản chi phí nào để sản xuất ra lô mỹ phẩm này, đây được gọi là chi phí biến đổi.
Đặc điểm của chi phí cố định
Chi phí cố định bao gồm các đặc điểm điển hình như sau:
- Chi phí cố định là chi phí không bị tác động từ bất kỳ các hoạt động kinh doanh nào khác khi những hoạt động kinh doanh đó có sự thay đổi tăng lên hoặc giảm bớt đi.
- Những ví dụ điển hình cho chi phí cố định là chi phí bảo hiểm, chi phí tiền lương cho nhân viên, bộ phận cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng, chi phí quảng cáo,…
Phân loại chi phí cố định
Chi phí cố định hay còn được biết đến với cái tên là định phí xét theo khía cạnh quản lý được chia thành: chi phí cố định bắt buộc (hay định phí bắt buộc) và chi phí cố định không bắt buộc ( hay định phí không bắt buộc, định phí tùy ý). Cụ thể như sau:
- Chi phí cố định bắt buộc (định phí bắt buộc) là những khoản chi phí có liên quan tới các yếu tố như máy móc thiết bị và cấu trúc tổ chức cơ bản của một doanh nghiệp, thông thường nó được hiểu như là một khoản chi phí không thể nào cắt bỏ được trừ khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể
- Chi phí cố định không bắt buộc (định phí tùy ý) là các chi phí cố định phát sinh dựa theo quyết định hàng năm của các cấp quản lý của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của công ty đó. Khoản chi phí này thường có mối liên hệ rõ ràng hơn trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp như ra như chi phí về quảng cáo, marketing, chi phí nghiên cứu và phát triển,…
Ngoài hai loại chi phí cố định nêu trên thì còn có thêm chi phí cố định cấp bậc. Đây là trường hợp đặc biệt khi phân loại định phí. Chi phí cố định cấp bậc là loại chi phí sẽ không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng chỉ trong một quy mô hoạt động thích hợp nào đó. Khi mức độ hoạt động vượt quá phạm vi cho phép này thì được hiểu là chi phí cố định cấp bậc.
Trên đây là toàn bộ các thông tin chia sẻ liên quan về chi phí cố định là gì, phân loại, đặc trưng của chi phí cố định cũng như cách phân biệt giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Nếu quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc chưa hiểu rõ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.