Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước là nghiệp vụ kế toán bắt buộc hầu hết các doanh nghiệp phải tiến hành nếu xảy ra sai sót trong việc kê khai hóa đơn. Khi tiến hành điều chỉnh giảm thuế GTGT, các doanh nghiệp phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng điều chỉnh một cách hợp lệ với quy định của nhà nước đã ban hành.

Hướng dẫn hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào
Trước khi thực hiện hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào, các bạn cần lưu ý rằng: Khi xảy ra sai sót ảnh hưởng đến doanh thu, tiền thuế và hóa đơn đã kê khai mới thực hiện hạch toán theo cách dưới đây và các trường hợp hóa đơn điều chỉnh giảm giá do chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán không được hạch toán như dưới đây.

Dựa vào hóa đơn điều chỉnh đó các bạn hạch toán cho bên bán và bên mua như sau:
Đối với bên bán:
Khi tiến hành kê khai điều chỉnh giảm cho thuế GTGT đầu vào của năm trước, bên bán sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để có cách kê khai điều chỉnh đúng nhất:
Trường hợp trong kỳ kê khai chỉ có 01 hóa đơn cần điều chỉnh giảm. Điều này đồng nghĩa rằng trong kỳ đó không có hóa đơn mua vào nào khác. Bên bán sẽ điều chỉnh kê khai âm vào các chỉ tiêu 32, 33 trên tờ khai 01/GTGT. Theo đó, người kê khai chỉ cần đặt dấu trừ (-) trước sau đó mới nhập số tiền vào các chỉ tiêu.
Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác nhau thì bên bán sẽ lấy số liệu kê khai ở chỉ tiêu 32, 33 để trừ đi số tiền, tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh giảm.
Ta có bút toán sau:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
Có TK 111, 112, 131
Đối với bên mua:
Khi tiến hành kê khai điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào của năm trước, bên mua sẽ căn cứ theo từng trường hợp cụ thể để có cách kê khai điều chỉnh đúng nhất:
Trường hợp trong kỳ kê khai chỉ có 01 hóa đơn cần điều chỉnh giảm. Bên mua sẽ điều chỉnh kê khai âm vào các chỉ tiêu 23, 24, 25 trên tờ khai 01/GTGT.
Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều hóa đơn khác nhau thì bên mua sẽ kê khai xong rồi lấy số liệu trên chỉ tiêu 23, 24, 25 để trừ đi số tiền, tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh. Trường hợp này đồng nghĩa với việc trong kỳ kê khai đó, doanh nghiệp có hóa đơn điều chỉnh giảm và có nhiều hóa đơn bán ra, mua vào khác.
Ta có các bút toán sau:
Trường hợp hàng còn tồn trong kho thì ghi Giảm giá trị hàng hóa:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 156 – Hàng hóa
Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Trường hợp hàng đã bán thì ghi Giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 1331 – thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Nếu hàng đó đã đưa vào sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý thì ghi Giảm chi phí đó xuống:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 154, 642 …
Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Hướng dẫn hạch toán điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào
Các lưu ý trước khi thực hiện hạch toán tăng thuế GTGT đầu vào tương tự như giảm thuế GTGT đầu vào.
Hạch toán hóa đơn điều chỉnh Tăng doanh thu, thuế GTGT
Đối với bên bán:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra
Đối với bên mua:
Trường hợp hàng còn tồn trong kho thì ghi Tăng Giá trị hàng hóa, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Có TK 331, 111, 112
Trường hợp hàng đó đã bán thì ghi Tăng Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Nợ TK 1331 – thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Có TK 331, 111, 112
Trường hợp hàng đó đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý … thì ghi Tăng chi phí đó lên:
Nợ TK 154, 642…
Nợ TK 1331 – thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ
Có TK 331, 111, 112
Một số căn cứ quy định bằng văn bản về điều chỉnh Thuế GTGT
Phát hiện việc kê sai thuế năm trước bị sai, tiền thuế GTGT đầu vào bị thừa so với thực tế song đã hết hạn nộp hồ sơ khai thuế. Khi này, các các kế toán của doanh nghiệp cần phải tiến hành khai thuế bổ sung và điều chỉnh giảm thuế gtgt đầu vào của năm trước.
Về quy định kê khai bổ sung thuế GTGT đầu vào cũng như đầu ra, các kế toán có thể tham khảo ngay Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Theo đó, tại Khoản 5, Điều 10 của Thông tư số 156/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về việc khai thuế bổ sung như sau:
“Sau khi đã hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo như quy định, nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp của doanh nghiệp mình bị sai sót thì có thể tiến hành khai bổ sung thêm vào hồ sơ khai thuế.
Với loại thuế có kỳ quyết toán năm người nộp thuế sẽ căn cứ từng trường hợp để xử lý:
Nếu trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế có thể khai thuế bổ sung vào tờ khai thuế tạm nộp của tháng/quý có sai sót; đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế chỉ cần khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế theo năm là được.
Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số tiền thuế phải nộp, nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì người nộp thuế cần khai bổ sung hồ sơ khai tháng/quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung phải được nộp tới cơ quan thuế, vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế những lần tiếp theo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: nó cần được nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được tiến hành khai bổ sung và điều chỉnh.”
Theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC, quy định đối với hồ sơ khai bổ sung đầy đủ sẽ bao gồm: “Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh.
Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Các tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.
Ngoài ra, đối với những trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm gây giảm tiền thuế phải nộp thì phải lập hồ sơ khai bổ sung. Số tiền thuế điều chỉnh giảm khi này được tính là giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, nếu tiền thuế đã nộp NSNN thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc sẽ được hoàn thuế.”
Hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào hay hạch toán điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào như thế nào sẽ phụ thuộc vào sai sót xảy ra trước đó, đối với bên mua hay đối với bên bán tùy vào từng trường hợp sẽ xử lý theo phương hướng khác nhau. Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm được cách xử lý vừa đúng với quy định của pháp luật vừa phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Chúc các bạn thành công!