Oxi (O2) là dưỡng khí quan trọng duy trì sự sống cho cơ thể. Mặc dù trong không khí chứa tới 21% khí O2 nhưng con người cần có hoạt động hô hấp để cung cấp khí O2 cho cơ thể. Vậy, hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Cấu tạo hệ hô hấp ở người
Hô hấp được hiểu là quá trình vận chuyển khí O2 từ không khí ở bên ngoài cơ thể tới các tế bào, nuôi sống các tế bào và vận chuyển khí thải CO2 từ các tế bào của cơ thể ra bên ngoài.
Cấu tạo cơ thể người gồm hai phần:
- Hệ hô hấp trên có chức năng lấy không khí ở bên ngoài, làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí, sau đó dẫn vào phổi. Hệ hô hấp trên gồm có các bộ phận: mũi, họng, hầu, xoang, thanh quản.
- Hệ hô hấp dưới có chức năng lọc không khí từ phổi và tiến hành trao đổi khí. Hệ hô hấp dưới gồm có các bộ phận: khí quản, cây phế quản, phế quản, phổi, màng phổi,…
Giữa hệ hô hấp dưới và hệ hô hấp trên được ngăn cách bởi nắp thanh quản.
Quá trình hô hấp gồm có 03 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, người hít vào, không khí cũng từ đó đi vào mũi, sau đó đi xuống khí quản thông qua họng, qua phế quản rồi tới phổi. Ở phổi sẽ diễn ra giai đoạn thứ hai, đó là quá trình trao đổi khí giữa các phế nang. Từ đây, khí O2 được khuếch tán vào máu, theo máu đi tới các tế bào. Ở giai đoạn ba, khí O2 được khuếch tán từ tế bào vào máu thay thế cho vị trí O2 vừa trống tới phổi, từ đây đi theo đường thở ra ngoài không khí.
Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Vốn dĩ khí O2 có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu thiếu khí O2 cơ thể sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng như: thiếu oxy toàn thân, ngộ độc khí CO2, suy tim, chết não; gây hoại tử các tế bào trong trường hợp thiếu khí O2 cục bộ,…, trường hợp thiếu khí O2 trầm trọng có thể dẫn đến tử vong. Theo đó, khí O2 là dưỡng khí không thể thiếu, mà hô hấp lại là quá trình giúp duy trì việc hấp thụ khí O2 của cơ thể nên có thể nói, hô hấp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống. Không có hô hấp, cơ thể sẽ không thể duy trì sự sống.
Cụ thể hơn, hô hấp giúp cung cấp khí O2 cho cơ thể, giúp khí O2 theo tế bào máu đi đến các tế bào và mô tại các cơ quan, đồng thời giúp đưa chất thải là khí CO2 ra ngoài môi trường nên các tế bào và mô mới có thể hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, hô hấp còn giúp oxi hóa các chất dinh dưỡng được nạp vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, từ đó tạo ra nguồn năng lượng sống cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, việc trao đổi khí từ hoạt động hô hấp cũng giúp phổi được đổi mới thường xuyên, hoạt động hít vào thở ra cũng được thực hiện dễ dàng.
Không chỉ ở động vật sống, ở thực vật và đặc biệt là các loại cây chứa chất diệp lục, hoạt động hô hấp, quang hợp giúp cây tổng hợp được dưỡng chất, phân hủy khí thải giúp thực vật duy trì sự sống và có dinh dưỡng để phát triển.
Như vậy, chúng ta phải bảo vệ hệ hô hấp luôn khỏe mạnh, tránh các bệnh liên quan đến hệ hô hấp; đảm bảo việc giữ ấm cho vùng miệng, mũi, cổ; không hút thuốc lá; đeo khẩu trang trong những khu vực có nhiều bụi mịn; phòng tránh các tai nạn đuối nước,…
“Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống” cung cấp các kiến thức quan trọng về hệ hô hấp ở người; đồng thời nhắc nhớ quý bạn đọc hãy luôn bảo vệ sức khỏe thật tốt, đặc biệt trong mùa mưa lạnh, các bệnh liên quan đến cơ quan hô hấp và dịch bệnh trở nên phức tạp.