Giấy đặt cọc mua đất là gì, hiểu như thế nào? Trong giao dịch mua bán đất đai thông thường bên người mua sẽ phải đặt cọc một khoản tiền trước. Việc đặt cọc đó được ghi nhận tại giấy đặt cọc mua đất hay còn gọi hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về mẫu giấy đặt cọc mua đất, tham khảo ngay những chia sẻ sau của chúng tôi!
Giấy đặt cọc mua đất là gì?
Đặt cọc là việc một bên ( đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, các vậy có giá trị khác (tàisản đặt cọc) trong một thời hạn nhằm đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Giấy đặt cọc mua đất hiểu đơn giản là văn bản ghi chép lại sự thỏa thuận về các khoản đặt cọc giữa hai bên đặt cọc cùng bên nhận đặt cọc. Hay là giữa bên bán và bên mua trong quá trình giao dịch mua bán đất. Thông qua mẫu giấy này thì bên mua sẽ giao một khoản tiền đặt cọc cho phía bên bán và có sự thống nhất của cả hai bên về khoản tiền đó trong một thời gian cụ thể. Việc viết giấy đặt cọc thực chất chính là sự đảm bảo cho sự giao kết, thống nhất những điều đã trao đổi trong việc mua bán đất.
Những mẫu giấy đặt cọc mua đất hoặc hợp đồng mua đất là loại giấy tờ thường được sử dụng để đảm bảo mảnh đất đấy sẽ không bị bán cho ai khác. Cụ thể nếu bạn có nhu cầu mua đất thổ cư Hà Nội thì việc viết giấy đặt cọc sẽ đảm bảo quyền lợi cho bạn cùng với bên nhận đặt cọc.
Mẫu giấy đặt cọc mua đất, hợp pháp lý 2022
Giấy hợp đồng đặt cọc mua đất chính là một trong những loại hợp đồng khá phổ biến xác lập hợp đồng trong việc mua bán đất tại văn phòng công chứng. Chúng tôi sau đây sẽ giới thiệu đến bạn mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất chuẩn nhất về mặt pháp lý 2022 này:
Bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất qua:
https://drive.google.com/file/d/1v2vxB5IJzXkIX4RE4b3knr1fgRUC20Cv/view
Giấy đặt cọc mua đất có cần công chứng không?
Theo quy định của pháp luật thì giấy đặt cọc mua bán đất sẽ có giá trị pháp lý ngay khi các bên ký tên trong giấy tờ. Giấy đặt cọc mua đất dù là được soạn ở hình thức đánh máy hay viết tay cũng đều có hiệu lực pháp lý.
Do vậy, giấy đặt cọc mua đất thường không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, những giao dịch mua bán đất lớn hoặc là các doanh nghiệp lớn, giấy đặt cọc mua đất sẽ nên được công chứng nhằm phòng trừ các rủi ro hoặc tranh chấp nếu có. Bởi khi xảy ra tranh chấp, giấy đặt cọc mua đất nếu chưa công chứng phải xác minh tính xác thực của giấy và chữ ký của các bên
Những lưu ý khi thực hiện giấy đặt cọc mua bán đất nên biết
Khi bạn có nhu cầu mua, bán đất Gò Vấp hay bất kỳ quận nào tại TPHCM. Và muốn làm giấy đặt cọc mua đất thì nên chú ý tới các vấn đề sau.
Khi nào giấy đặt cọc bị vô hiệu?
Giấy đặt cọc đất đơn giản đã có đủ điều khoản pháp lý vậy nhưng bạn cần xem xét các yếu tố sau để tránh bị vô hiệu hóa khi ký kết hợp đồng đặt cọc
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự thích hợp với hoạt động giao dịch dân sự được thành lập.
- Chủ thể phải tự nguyện tham gia vào quá trình giao dịch dân sự
- Mục đích cùng nội dung của giao dịch dân sự sẽ không được vi phạm các điều cấm của pháp luật cũng, không trái với đạo đức xã hội.
Như vậy nếu như giấy đặt cọc mua đất không đáp ứng được các điều kiện về chủ thể, hình thức cùng nội dung thì hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Lưu ý khi thực hiện giấy biên nhận tiền đặt cọc
Khi điền mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc mua đất thì phải ghi đầy đủ chính xác về thông tin cá nhân của người đặt cọc cùng người nhận tiền cọc. Đặc biệt thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất phải điền chính xác về diện tích, loại đất và nguồn gốc thửa đất.
Số tiền giao nhận cọc cũng cần ghi rõ ràng cùng đơn vị tính là tiền Việt Nam hoặc là Ngoại tệ. Ngoài ra trong quy định của luật dân sự, tài sản đặt cọc có thể dùng các loại kim loại quý, đá quý, các vật phẩm có giá trị khác như kim cương, vàng…
Mức phạt cọc khi vi phạm hợp đồng đặt cọc mua đất
Phạt cọc chính là mức phạt được các bên thỏa thuận về mức phạt nếu từ chối thực hiện hợp đồng. Còn trường hợp không có thỏa thuận trước thì cần áp dụng điều 328 của bộ luật dân sự.
Dành cho bên mua
Nếu bên mua – bên A không thực hiện, giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên bán là bên B. Trừ trường hợp cả hai bên mua và bên bán có thỏa thuận từ trước.
Ví dụ ông C muốn bán đất cho bà D và 2 bên thỏa thuận đặt cọc 300 triệu. Nhưng bên C không cung cấp đất bán thì sẽ phải trả cho D tiền cọc và 300 triệu tiền phạt cọc.
Dành cho bên bán
Nếu bên bán – Bên B không thực hiện, giao kết hợp đồng thì tài sản đặt cọc sẽ trả về bên mua là bên A. Trừ trường hợp cả hai bên mua và bên bán có thỏa thuận từ trước.
Ví dụ ông A muốn mua đất của anh B, 2 bên thỏa thuận đặt cọc 200 triệu. Thế nhưng bên B từ chối bán đất thì phải trả cho A tiền cọc cùng 200 triệu tiền phạt cọc.
Trên đây chúng tôi đã phân tích, giúp bạn đọc tìm hiểu về mẫu giấy đặt cọc mua đất năm 2022. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy vào tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác mà sẽ có sự sai biệt, bạn nên chú ý!