Nếu ví doanh nghiệp là một chiếc máy tính thì văn hóa doanh nghiệp chính là là hệ điều hành. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng khám phá sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như “bỏ túi' cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tinh gọn mà vẫn hiệu quả.
Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Cách xây dựng hiệu quả
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Văn hoá tổ chức hay văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp như tấm áo nhận diện của một công ty đối với bên ngoài.
Một công ty hay tổ chức bao gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, khi cùng làm chung cho một doanh nghiệp, họ có cùng tần số với nhau ở nhiều phương diện liên quan đến doanh nghiệp đó. Những điểm chung đó biểu thị văn hoá doanh nghiệp.
Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp giúp mang lại rất nhiều lợi ích, đóng góp tích cực vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:
Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
- Hạn chế mâu thuẫn: Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp. Nó giúp mọi thành viên hiểu được nhau, hiểu được vấn đề, hiểu được cách đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động của doanh nghiệp. Do đó, khi đối mặt với những vấn đề khó khăn, nhân viên sẽ bình tĩnh hơn và hoá giải những mâu thuẫn một cách dễ dàng.
- Điều phối và kiểm soát: Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét, từ đó giúp các quá trình điều phối và kiểm soát trở nên dễ dàng hơn.
- Tạo động lực làm việc cho nhân viên: Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh.
- Nâng cao lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
Văn hoá doanh nghiệp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp tinh gọn nhất
Dưới đây là những bước cơ bản và cần thiết cho doanh nghiệp để xây dựng văn hóa công ty tinh gọn nhưng vẫn không kém phần hiệu quả, tối ưu.
Bước 1: Xác định các yếu tố nền móng của doanh nghiệp
Đứng dưới góc độ của những nhà quản lý, lãnh đạo thì bạn cần phải có cái nhìn bao quát về giá trị và mục tiêu then chốt mà doanh nghiệp mình đang hướng tới. Nhà quản lý có thể tổ chức các buổi chia sẻ, thảo luận với nhân viên của mình để tìm được hướng đi phù hợp với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Bạn có thể đánh giá điều này bằng cách giải quyết, trả lời các vấn đề cốt lõi như:
- Bạn mong muốn doanh nghiệp mình được nhắc nhớ về điều gì?
- Các mục tiêu doanh nghiệp có thực sự phù hợp với mục tiêu cá nhân của các thành viên?
- Bạn muốn doanh nghiệp mình được đánh giá như thế nào?
Bước 2: Tuyển dụng đội ngũ nhân viên chất lượng
Nhà tuyển dụng sẽ luôn có xu hướng tuyển những nhân viên biết tôn trọng và làm theo các quy định, quy tắc đã được tạo ra trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể giúp doanh nghiệp nêu ra các ý tưởng đổi mới, sáng tạo, góp phần xây dựng và củng cố một nền văn hóa doanh nghiệp hiện đại phù hợp với thời đại mới, thì nhà quản lý cũng cần chú trọng vào đội ngũ nhân viên chất lượng.
Thế hệ Gen Z không thiếu những người giỏi, cá tính, họ có thể phá vỡ những quy tắc sẵn có nhưng sẽ góp phần đưa ra những ý tưởng, giải pháp mới giúp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cũng nên cho nhân viên có cơ hội bổ sung các kiến thức, kỹ năng và nâng cao văn hóa doanh nghiệp của từng cá nhân.
Cách xây dựng hóa doanh nghiệp tinh gọn nhất
Bước 3: Xác định giá trị công ty và áp dụng vào thực tế
Nhiều doanh nghiệp gần như bỏ qua việc xác định giá trị cốt lõi của mình hoặc có cố gắng xác định với một nội dung không cụ thể, mang tính chất chung chung. Để xác định giá trị cốt lõi của công ty thì tất cả các thành viên trong công ty cần phải tham gia đóng góp, điều này sẽ tạo cơ hội cho nhân viên nêu ra quan điểm, ý kiến riêng của mình để định hình công ty chính xác hơn, đồng thời góp phần vào làm gia tăng sự gắn bó của các thành viên trong công ty.
Khi doanh nghiệp đã xác định được các giá trị cốt lõi thì nhà quản lý cần phải đảm bảo tất cả các quy trình làm việc, lên kế hoạch, định hướng phát triển của công ty phải được căn chỉnh sao cho bám sát với các giá trị đã đặt ra.
Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty sao cho phù hợp
Thực hiện đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty là việc quan trọng và cần thực hiện thường xuyên nếu doanh nghiệp muốn hoàn thành mục tiêu phát triển và đi theo các giá trị cốt lõi đã đặt ra từ đầu. Nhà quản lý có thể thực hiện phương pháp khảo sát định kỳ hàng năm, để nhân viên đưa ra những đánh giá, phản hồi về công ty,… để đội ngũ quản lý sẽ có những lưu ý và đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp. Có như thế, doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.
Kết luận
Tóm lại, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là việc làm cần thiết và cần có sự đầu tư thực hiện đúng mức. Hy vọng bài viết trên đây từ HappyTime đã giúp bạn có cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp và nắm được cách thực hiện văn hoá doanh nghiệp tối ưu nhất.