• Trang chủ
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Học tập
  • Blog tài chính
  • Thủ thuật – Công nghệ
  • Xe cộ
  • Game
  • Blog
Facebook Twitter Instagram
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Bảo mật người dùng
Facebook Twitter Instagram LinkedIn
Chuyện tình Havard Chuyện tình Havard
Banner
  • Trang chủ
  • Du lịch
  • Giải trí
  • Học tập
  • Blog tài chính
  • Thủ thuật – Công nghệ
  • Xe cộ
  • Game
  • Blog
Chuyện tình Havard Chuyện tình Havard
You are at:Home»Học tập»Tại sao tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết trong học tập
0ae3331bbb520d977df199c205118825

Tại sao tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết trong học tập

0
By cthavard1@ on Tháng Ba 23, 2023 Học tập
Share
Facebook Twitter Pinterest Email

TÓM TẮT NỘI DUNG

  1. 1. Tư duy phản biện là gì?
  2. 2. Học sinh và sinh viên Việt Nam có tư duy phản biện tốt hay không?
  3. 3. Tại sao cần nâng cao kỹ năng tư duy phản biện?

1. Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là một khái niệm phong phú đã được phát triển trong suốt 2.500 năm qua. Chắc chắn rất nhiều người đã nghe về tư duy phản biện, nhưng rất có thể họ không hoàn toàn chắc chắn về ý nghĩa thực sự của nó, và điều đó hoàn toàn lý giải được bởi vì tính đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác cho thuật ngữ này.

Nói một cách khái quát, tư duy phản biện chính là quá trình phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin để đưa ra một nhận định của riêng cá nhân về vấn đề nào đó. Thông tin này được thu thập thông qua việc quan sát, tìm hiểu, qua kinh nghiệm và được đánh giá dựa trên lập luận khách quan, logic, có bằng chứng của bản thân mỗi người. Hay nói một cách đơn giản, tư duy phản biện chính là quá trình phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh một cách cẩn thận, có hệ thống để đưa ra kết luận.

 Tư duy phản biện và tầm quan trọng - Hướng nghiệp GPO

Tư duy phản biện có 2 loại:

– Tư duy tự phản biện: tự bản thân mỗi người phản bác lại những hành động, ý nghĩ và những bằng chứng mà mình đưa ra về sự vật, sự việc.

– Tư duy phản biện ngoại cảnh: xảy ra trong hoạt động tranh luận hoặc tranh biện khi nhiều người đưa ra những quan điểm lập luận riêng về một vấn đề chung nào đó. Sau đó mỗi người sẽ cùng nhau phân tích, đánh giá và phản bác để đưa ra kết luận chính xác nhất.

2. Học sinh và sinh viên Việt Nam có tư duy phản biện tốt hay không?

Theo đánh giá chung, không chỉ riêng học sinh – sinh viên mà người Việt nói chung không giỏi tư duy phản biện. Nó phần lớn là kết quả từ cách giáo dục xưa nay của Việt Nam. Đối với cách học truyền thống, tư duy phản biện hầu như không được chú ý tới. Tại trường lớp và ngay cả tại nhà, hệ thống giáo dục Việt Nam bao trùm chủ nghĩa giáo điều. Thầy cô luôn cho mình là người nắm vững nội dung chuyên môn còn học sinh là những cái đầu rỗng tuếch. Còn trong gia đình, quyết định luôn thuộc về bề trên. Các bậc cha mẹ hay cho mình cái quyền quyết định mọi chuyện của con cái. Điều này dần dần làm hạn chế khả năng tư duy và tìm tòi của đứa trẻ, nó dạy chúng không nên thắc mắc mà chỉ chấp nhận rằng những điều người lớn nói là đúng.

Mặc dù hiện nay kỹ năng tư duy phản biện đang được dần dần chú trọng trong văn hóa và giáo dục Việt Nam, cụ thể là dần có nhiều cuộc thi tranh biện nổ ra như Trường Teen; ở cấp 3 và Đại học cũng bắt đầu thành lập các câu lạc bộ tranh biện. Đối với nhiều gia đình hiện nay, bố mẹ cũng lắng nghe ý kiến và chia sẻ với con cái nhiều hơn. Tuy nhiên, xét cho cùng, kỹ năng tư duy phản biện vẫn còn yếu kém đối với người dân Việt Nam.

3. Tại sao cần nâng cao kỹ năng tư duy phản biện?

 Tư duy phản biện và tầm quan trọng - Hướng nghiệp GPO

Như ngay từ đầu tôi có đề cập, tư duy phản biện giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn thông minh hơn nhờ vào quá trình xem xét, so sánh, đánh giá giữa nhiều yếu tố và rút ra kết luận cho vấn đề một cách kỹ càng, thấu đáo. Mỗi ngày chúng ta có thể đưa ra hàng trăm quyết định, có thể đó là những vấn đề quan trọng hoặc không. Nhưng chắc chắn những quyết định quan trọng sẽ đòi hỏi nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như nên chọn trường nào, ngành nghề nào để học, khi nào nên thay đổi công việc,… Để đưa ra một quyết định khôn ngoan, chúng ta cần tính toán kỹ lưỡng chứ không chỉ xét về 1-2 khía cạnh. Bằng cách đó, tư duy phản biện giúp ta đối phó với các vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Như chúng ta đã biết, việc học là việc cả đời của mỗi con người, bởi vì kiến thức xã hội là vô cùng vô tận. Kỹ năng tư duy phản biện đòi hỏi chúng ta cần phải có một khối lượng kiến thức lớn vì để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và ra quyết định đúng đắn trong lĩnh vực gì, trước hết chúng ta phải am hiểu rất rõ những kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó. Do đó, tư duy phản biện khích lệ chúng ta tìm kiếm đến các nguồn tri thức mới, nâng cao tầm hiểu biết. Chúng ta cũng vì thế mà mỗi ngày một hoàn thiện, hiểu biết và trưởng thành hơn.

 Tư duy phản biện và tầm quan trọng - Hướng nghiệp GPO

Kỹ năng tư duy này cũng quyết định mức linh hoạt của sức tưởng tượng con người khi tiếp cận một vấn đề. Bằng cách thực hành tư duy phản biện, chúng ta không chỉ cho phép mình giải quyết vấn đề mà còn đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo để thực hiện. Nó đồng thời cũng cho phép chúng ta phân tích những ý tưởng này và điều chỉnh chúng cho phù hợp. Khi thực hành lối tư duy này càng nhiều, chúng ta càng có khả năng đưa ra những ý tưởng khác biệt, đột phá, vượt qua những suy nghĩ tư duy bình thường.

Nền kinh tế tri thức toàn cầu ngày càng được thúc đẩy bởi thông tin, công nghệ và sáng kiến mới. Ngày nay, tư duy phản biện là cần thiết cho các nền kinh tế đang phát triển để giải quyết các vấn đề nhanh và hiệu quả nhất có thể. Tư duy phản biện là rất quan trọng cho con đường sự nghiệp bởi vì nó rèn luyện cho chúng ta khả năng tư duy độc lập và sáng tạo để giải quyết các vấn đề công việc. Đối với bất kỳ công ty nào, họ muốn có những nhân viên có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn, họ muốn những người có thể giải quyết chúng một cách hiệu quả.

Trên thực tế, vào đầu năm 2016, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tư duy phản biện (critical thinking) được dự đoán là một trong những kỹ năng cần có nhất đối với lực lượng lao động ngày nay.

Share. Facebook Twitter Pinterest Email

Bài viết liên quan

Học tập

Những lưu ý khi học và đăng ký bằng lái xe hiệu quả nhất

Học tập

Tổng hợp những lợi ích và nhược điểm của học tập từ xa

Học tập

Cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh và sinh viên

Leave A Reply Cancel Reply

Bài viết mới nhất
  • Cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh và sinh viên
  • Những kinh nghiệm học tập giúp bạn thành công trong cuộc sống
  • 7 kỹ năng mềm cho sinh viên để thành công trong mọi công việc
  • Top 7 các trang web tài liệu học tập chất lượng nhất hiện nay
  • Tại sao tư duy phản biện là kỹ năng cần thiết trong học tập
Kênh xã hội
  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Pinterest
bài viết được quan tâm

Trái tim em là dòng máu nóng để yêu anh

Tích hợp driver usb 3.0 vào file iso cài win 7 dành cho người muốn nâng cấp hệ điều hành windows 7

Top 8 các món ăn dân dã miền Bắc siêu ngon

Một người nào khác cho anh thêm đậm sâu – Lời bài hát “Và thế là hết” 

chuyên mục hay
  • Blog
  • Blog giải trí
  • Blog tài chính
  • Blog Đời sống
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Du lịch bốn phương
  • Game
  • Giải trí
  • Học tập
  • Thủ thuật
  • Thủ thuật – Công nghệ
  • Xe
  • Xe cộ
  • Xe đẹp
Thư viện ảnh
tin hot

Cách định hướng nghề nghiệp cho học sinh và sinh viên

Những kinh nghiệm học tập giúp bạn thành công trong cuộc sống

7 kỹ năng mềm cho sinh viên để thành công trong mọi công việc

Copyright © 2023. Designed by Chuyentinhhavard.com.
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Bảo mật người dùng

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.