Thi công trần thạch cao đã và đang trở thành xu hướng mới trong các công trình thi công nhà ở và văn phòng nhờ những ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ và công năng sử dụng. Hiện nay, giá trần thạch cao thi công chuyên nghiệp khá tốt, rất phù hợp với túi tiền của các gia đình Việt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về giá thi công trần thạch cao trong bài viết dưới đây nhé.
Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là một giải pháp về trần toàn diện cho kiến trúc, trang trí nội thất, nhà ở… Với ưu điểm là trọng lượng nhẹ, dễ uốn lượn, dễ tạo hình khối, cách điệu, đồng thời bù đắp được những khuyết điểm xấu trên trần nhà mà trần thạch cao đã được các kiến trúc sư và người tiêu dùng sử dụng như một vật liệu không thể thiếu trong trang trí và xây dựng nội thất.
Những ưu nhược điểm thi công trần thạch cao
Hiện nay, nhiều gia chủ lựa chọn sử dụng thạch cao cho trần nhà bởi tính thẩm mỹ cao, dễ thi công, dễ trang trí hơn so với các loại trần thông thường. Nhưng nhiều gia chủ vẫn suy nghĩ không biết trần thạch cao có nhanh hỏng không? Vậy thì dưới đây chúng tôi sẽ tập trung vào những ưu nhược điểm của trần thạch cao.
Ưu điểm của việc thi công trần thạch cao so với các loại trần truyền thống khác là gì?
- Trần thạch cao che các khuyết điểm của kết cấu dầm bê tông, hệ thống ống gió điều hòa, hệ thống điện, hệ thống chữa cháy.
- Bề mặt trần thạch cao phẳng, mịn, sáng bóng, có thể sơn nhiều màu theo ý muốn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng.
- Trần thạch cao rất dễ dàng trong việc kết hợp với đèn trang trí và các phụ kiện khác để làm sinh động căn phòng và giúp nâng tầm giá trị ngôi nhà của bạn. Hơn nữa nó còn có khả năng cách âm, cách nhiệt hiệu quả, giảm chi phí điện điều hòa vào mùa hè nắng nóng
- Trần thạch cao có những đặc điểm nổi bật của chất liệu thạch cao rất an toàn cho sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, không chứa hóa chất độc hại
- Trần thạch cao dễ dàng lắp ráp, tháo rời và di chuyển, thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thi công.
- Độ bền được đánh giá rất cao, quy trình thi công trần thạch cao sẽ trải qua nhiều bước, sau quy trình thi công nghiêm ngặt, hệ thống trần thạch cao sẽ trở thành một khối khá chắc chắn, độ bền có thể lên đến 20 năm.
- Giá trần thạch cao thấp hơn so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác.
Hạn chế của trần thạch cao là gì?
Ngoài những ưu điểm trên, trần thạch cao còn có những hạn chế sau:
- Trần thạch cao nếu bị ngấm nước sẽ dễ bị ố vàng, loang ra làm mất thẩm mỹ nên trần nhà cần có biện pháp chống thấm.
- Phần bên trong trần thạch cao rỗng nên hạn chế treo, móc các vật nặng lên trên để tránh bị vỡ, gãy, hư hỏng.
- Quá trình sử dụng lâu ngày chịu tác động lớn của nhiệt độ, trần thạch cao sẽ bị nứt, nếu có dấu hiệu nứt cần xử lý kịp thời.
Các bước làm trần thạch cao
Bước 1: Kiểm tra kỹ nguyên nhân hư hỏng trần nhà và sử dụng thiết bị để tìm ra nguyên nhân hư hỏng đó.
Bước 2: Khắc phục nguyên nhân hư hỏng
Bước 3: Quyết định thi công lại trần hay thay mới trần thạch cao.
Bước 4: Cuối cùng tiếp tục sơn, tạo sự đồng bộ cho cả ngôi nhà.
Giá thi công trần thạch cao chuyên nghiệp mới nhất hiện nay
Thi công trần thạch cao chi phí khoảng bao nhiêu? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi thi công trần thạch cao. Ngày nay có rất nhiều loại trần với công năng đa dạng, giá cả hợp lý và chất lượng cao. Do đó, giá thi công trần thạch cao cũng khác nhau. Trong số đó, nổi bật có thể kể đến các sản phẩm:
STT | Tên sản phẩm trần vách thạch cao | Khung xương thường(đ/m2) |
1 | Trần Thạch Cao thẳng và có giật cấp | 130.000 |
2 | Trần Thạch Cao tấm thả kích cỡ 60*60cm | 130.000 |
3 | Trần Thạch Cao chịu được nước dày 3mm | 145.000 |
4 | Vách thạch cao 1 mặt | 190.000 |
5 | vách thạch cao 2 mặt | 200.000 |
Kinh nghiệm xây trần thạch cao bền đẹp nên biết
Tìm hiểu rõ các mẫu thiết kế khi thi công trần thạch cao
Có hai loại trần thạch cao chính đó là trần nổi và trần chìm. Mỗi loại có những tính năng khác nhau và mức giá khác nhau. Đối với trần chìm, bạn có thể linh hoạt lựa chọn trần phẳng hay trần giật cấp, kiểu dáng và mẫu mã tùy thuộc vào từng không gian. Còn đối với trần nổi cũng có rất nhiều mẫu trang trí theo chủ đề cho bạn lựa chọn.
Trước khi quyết định làm trần, bạn cần tìm hiểu rõ về yêu cầu của không gian, từ đó có thể lựa chọn được mẫu thiết kế trần thạch cao phù hợp với chủ đề của ngôi nhà.
Về công năng, khi đóng trần tấm thạch cao, bạn có thể lựa chọn các hệ thống trần tấm thạch cao chống cháy, chống ẩm, chịu lực hoặc tiêu âm. Việc lựa chọn hệ trần phù hợp dựa trên các đặc điểm giúp phát huy tối đa công năng và hiệu quả mà trần thạch cao mang lại.
Dùng vật tư đồng bộ chính hãng
Khi lắp đặt trần thạch cao cần có những tiêu chuẩn bắt buộc phải tuân theo, đó là chọn lựa được vật liệu đồng bộ, điều này nhằm đảm bảo tính an toàn, bền vững và hiệu quả theo thời gian.
Khung xương là điểm mấu chốt của toàn bộ hệ thống trần. Vì vậy, trước khi đóng trần thạch cao, bạn phải lựa chọn hệ thống khung xương thật tốt, không nên xem nhẹ chất lượng chỉ vì một số thương hiệu trần thạch cao có giá quá rẻ.
Nghiên cứu các số liệu kỹ thuật trước khi thi công trần thạch cao
Tìm hiểu và phải nắm vững thông tin kỹ thuật, hướng dẫn thi công để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi thi công. Khi hiểu rõ các bước làm trần thạch cao, các quy định đóng khung theo khẩu độ, khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất hay cách lắp đặt các tấm sẽ giúp tăng độ bền cho trần và đảm bảo an toàn.
Tìm thợ thi công trần thạch cao có tay nghề
Đội thợ làm trần thạch cao là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, giúp nâng cao độ bền, tính thẩm mỹ và chất lượng của kết cấu trần, vách thạch cao.
Cần chú ý những gì khi thi công trần thạch cao
Trần thạch cao rất kỵ nước, khi tiếp xúc với nước sẽ ngả sang màu vàng ố, mất thẩm mỹ hoặc hư hỏng. Vì vậy trước khi thi công các mối nối trần phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói, đồng thời phải có biện pháp chống thấm tốt. Nếu kỹ thuật thi công tốt và mái tôn không bị dột thì có thể giữ cho trần thạch cao đẹp và bền từ 10 đến 20 năm.
Trần thạch cao sử dụng lâu ngày có nhiều biến động rung lắc, nhiệt độ, độ ẩm… khiến trần bị giãn, trên trần sẽ xuất hiện các vết nứt, đặc biệt là các vị trí trát tường. Hiện tượng này thường xảy ra với trần nhà có mái che, các vết nứt có thể trở nên lớn hơn và khó coi. Vì vậy, khi trần nhà mới xuất hiện các vết nứt cần được xử lý và sơn lại.
Những nơi có nguy cơ bị thấm nước, nên sử dụng tấm thạch cao chống thấm để tránh trần nhà bị thấm nước. Đối với mái tôn có thể dùng trần treo (vừa rẻ vừa dễ sửa chữa thay thế…) để giảm nhiệt, có thể dùng tôn mát hoặc lót thêm một lớp cách nhiệt trước khi làm trần (hiệu quả hơn sử dụng bảng cách nhiệt).
Trên đây là tổng hợp những kiến thức và kinh nghiệm khi thi công trần thạch cao mà https://nhadepdecors.com/ muốn gửi đến bạn. Hi vọng có thể giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình.