Thị trường bán lẻ, tiệm tạp hóa và chợ truyền thống là minh chứng cho thấy sự quan trọng của chúng trong nền kinh tế Việt Nam. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn này như thế nào? Những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp “tất tần tật”, đừng bỏ qua bất cứ giây nào nhé!
Tổng quan về thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam
Trước khi đưa ra thông tin chính sát về thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam thì bạn cần có cái nhìn tổng quan về thị trường này.
Thị trường bán lẻ Việt Nam được phân thành hai kênh chính: Kênh hiện đại và kênh truyền thống.
- Kênh bán lẻ hiện đại là các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Đây là kênh đang được mở rộng và phát triển mạnh mẽ. Mô hình này hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
- Kênh bán lẻ truyền thống là các cửa hàng tạp hóa, sạp chợ hoặc những nơi tự phát bán buôn, phân bổ rải rác ở các khu dân cư.
Cả 2 kênh bán lẻ này đều đang làm tốt vai trò của chúng, vẫn giữ được sự tăng trưởng tốt. Tuy nhiên thì kênh hiện đại cũng chỉ đang ở mức khiêm tốn trong hệ thống bán lẻ nước ta. Thị trường như các nhà sản xuất, nhà phân phối luôn tập trung vào cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống. Chính vì thế hoạt động của kênh bán lẻ truyền thống đóng góp lớn vào doanh thu kinh tế của nước ta hàng năm.
Số liệu từ Qúy I/2019 của Nielsen cho thấy: Việt Nam vẫn duy trì hơn 9.00 chợ truyền thống và 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ. Từ đó cho thấy kênh bán lẻ truyền thống chiếm thị phần lên đến 75% và đem lại doanh thu trên dưới 10 tỷ USD/ năm.
Kênh bán lẻ truyền thống hiện đáp ứng được nhu cầu của 85% người tiêu dùng. Đa số người dùng lựa chọn chợ truyền thống, tiệm tạp hóa thay vì siêu thị, cửa hàng tiện lợi bởi giá cả.
Những yếu tố tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam
Yếu tố tác động từ bên trong
Kênh bán lẻ truyền thống hiện đang chịu áp lực cạnh tranh từ kênh bán lẻ hiện đại và cửa hàng trực thuộc doanh nghiệp của nước ngoài. Điều này ảnh hưởng tới thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mini xuất hiện ngày càng nhiều trên các thành phố lớn. Dẫn đến xuất hiện nhiều “tay đua nặng ký” trong cuộc cạnh tranh bán lẻ. Các kênh bán lẻ hiện đại không ngừng đưa ra những ưu đãi, khuyến mãi hoặc các dịch vụ thuận lợi cho người tiêu dùng như: đi chợ online, mua hàng thông qua ứng dụng hoặc giao hàng miễn phí,…
Do đó có thể thấy thị trường bán lẻ của kênh truyền thống gặp khó khăn và chưa tìm phương hướng kịp thời.
Yếu tố tác động từ bên ngoài
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 mà ngành bán lẻ gặp không ít khó khăn. Trong năm 2020 thì Việt Nam vẫn được Ngân hàng Phát triển Châu Á (DBB) dành lời khen trong việc duy trì tăng trưởng. Vào quý III/202 thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu đã đạt đến mức 1.3 triệu tỷ đồng.
Chuyển biến mới của kênh bán lẻ truyền thống tại Việt Nam
Hiện tại thì Việt Nam là thị trường màu mỡ cho các nhà kinh doanh bán lẻ bởi dân số đông và nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống siêu thị thì chợ truyền thống đã bắt đầu áp dụng các phương pháp hiện đại như: tính tiền bằng máy POS, máy tính tiền bằng mã vạch để người dùng thanh toán chính xác và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra thì tại các quầy ăn tại chợ, các chủ thương đã biết cách đưa sản phẩm của mình lên trên các app giao hàng trực tuyến. Ở các quầy bán mỹ phẩm, quần áo thì đã bắt đầu tiếp cận khách hàng thông qua các trang mạng xã hội.
Nhìn chung thì thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ sớm phục hồi trong thời gian tới. Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến việc buôn bán gặp khó khăn nhưng vẫn không khiến thị trường bán lẻ bị “thu phục”.