WTO (World Trade Organization) là Tổ chức Thương mại Thế giới, được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/1995. Mục tiêu duy nhất là thiết lập và duy trì nền thương mại toàn cầu một cách tự do, thuận lợi và minh bạch. Việt Nam gia nhập WTO năm nào và là thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức? Cùng chúng tôi khám phá diễn biến gia nhập WTO của Việt Nam thông qua bài viết dưới đây.
Việt Nam gia nhập WTO năm nào?
Việt Nam gia nhập WTO năm nào? Câu trả lời chính xác nhất là ngày 11/01/2007, tại trụ sở WTO, Geneva của Thụy Sĩ.
Nhờ việc gia nhập WTO mà nền kinh tế Việt Nam có những bước chuyển mình vượt bậc. Tất cả được thể hiện thông qua các lĩnh vực như: tăng trưởng kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cán cân xuất và nhập khẩu,…
Tại trụ sở WTO vào lúc 17h, ngày 07/11/2006, Chủ tịch Đại hội đồng WTO – Ông Eirik Glenne đã gõ búa xác nhận Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này.
Như vậy, Việt Nam đã hoàn tất quá trình tham gia vào tổ chức WTO từ ngày 07/11/2006. Còn việc làm lễ chính thức và tham gia các hoạt động của WTO vào ngày 01/01/2007.
Diễn biến quá trình Việt Nam gia nhập WTO
Quá trình gia nhập vào tổ chức WTO của Việt Nam | |
Thời gian | Diễn biến quá trình |
01/1995 | Việt Nam đã nộp đơn đề nghị được gia nhập WTO. |
08/1996 | WTO đưa ra quyết định Việt Nam bị vong lục về chính sách thương mại. |
1996 | Việt Nam tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. |
1998 – 2000 |
|
7/2000 | Việt Nam chính thức ký kết BTA với Hoa Kỳ |
12/2001 | BTA của Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực |
04/2002 | Phiên họp đa phương lần thứ 5 với Ban công tác, Việt Nam đã đưa ra thông tin đầu tiên liên quan đến hàng hóa và dịch vụ. sau đó tiến hành đàm phán song phương. |
2002 – 2006 | Một số thành viên yêu cầu được đàm phán song phương với các cột mốc sau:
|
07/11/2006 | Chính thức kết nạp Việt Nam và WTO. |
11/01/2007 | Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức trở thành thành viên 150 của WTO. |
Thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO của Việt Nam
Thuận lợi
Việc gia nhập vào WTO của Việt Nam sẽ giúp mở rộng thị trường ra bên ngoài và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổ chức thương mại thế giới sẽ giúp Việt Nam có được những lợi ích sau:
- Vị trí địa lý giúp thúc đẩy việc phát triển kinh tế và xã hội: Việt Nam có vị trí thuận lợi khi là đầu mối giao thông quan trọng. Kết nối từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, Châu Úc và Châu Đại Dương. Ngoài ra thì nước ta còn thuận lợi trong việc phát triển các mối quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học – kỹ thuật với các nước láng giềng và trên thế giới.
- Nguồn lực tài nguyên phong phú sẽ tạo điều kiện giao lưu, hội nhập với nước ngoài.
- Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng mở, có thể tiêu thụ trong khu vực và trên thế giới.
Khó khăn
Bên cạnh những lợi thế và tiềm lực phát triển trong tương lai thi Việt Nam cũng gặp những khó khăn sau:
- Sự phát triển của nước ta còn chưa vững chắc.
- Đối với công, nông nghiệp chế biến nông, thủy sản, lâm sản vẫn còn phát triển chậm. Các ngành nghề và dịch vụ chưa thu hút được nhiều sự lao động.
- Kinh nghiệm trong việc đàm phán song phương còn hạn chế. Do đó có thể bị thiệt thòi về lợi ích khi tham gia các hoạt động thương mại trên toàn cầu.
Bài viết đã giúp bạn nắm rõ thông tin về Việt Nam gia nhập WTO năm nào và diễn biến quá trình 11 năm để nhận được sự đồng ý. WTO sẽ giúp giám sát các hoạt động thương mại giữa các nước với nhau và giảm thiểu được rào cản thương mại. Nhờ đó các nước có thể tự do thương mại mà không gặp sự ngăn cản nào.