Xu hướng tiêu dùng 2021 có có nhiều thay đổi so với những năm trước đó. Điều này có thể do những yếu tố như tâm lý và nhu cầu người, ảnh hưởng của điều kiện thực tế, dịch bệnh,… Cụ thể xu hướng ngày như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết hôm nay để hiểu rõ hơn về những xu hướng này.
Đánh giá chung xu hướng tiêu dùng 2021
Theo nghiên cứu của công ty chuyên nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Nielsen đã chỉ ra Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia châu Á ưu tiên việc ăn tại nhà. Tỉ lệ này chiếm khoảng 62%.
Với xu hướng tiêu dùng tại nhà, những ngành hàng có lượng tiêu thụ tăng trưởng như sản phẩm chăm sóc nhà cửa, mì ăn liền, rau quả tươi, sản phẩm vệ sinh cá nhân, đồ đông lạnh, thực phẩm bổ sung,…
Ưu tiên mua sắm trực tuyến
Xu hướng mua hàng trực tuyến tăng trưởng ngoạn mục. Trong điều kiện dịch bệnh bùng phát, yêu cầu hạn chế ra đường, thực hiện giãn cách để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh là điều kiện để kinh doanh online thực hiện cuộc đổi ngôi ngoạn mục với kinh doanh truyền thống.
Những con số đáng kinh ngạc từ nghiên cứu của công ty hàng đầu kế toán, tài chính, kiểm toán khiến chúng ta phải kinh ngạc:
Vốn dĩ trước đây, bán hàng không qua cửa hàng (các trang thương mại điện tử) chỉ chiếm 3% trong khi doanh số bán hàng tại các cửa hàng chiếm đến 97% tổng doanh số bán lẻ. Tới thời điểm này, cục diện đã thay đổi., còn bán hàng không qua cửa hàng (bao gồm cả thương mại điện tử) chỉ vào khoảng 3% thì đến năm 2020, cục diện đã thay đổi. Hơn 50% người tiêu dùng Việt giảm tần suất ghé vào siêu thị, cửa hàng, tạp hóa, chợ. 25% trong số đó chuyển sang mua sắm trực tuyến.
Số liệu từ iPrice Group và SimilarWeb cho thấy sau 6 tháng đầu năm, lượng truy cập vào các website bách hóa tăng hơn 41%. Tương tự, lượng truy cập vào các website ngành hàng mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe tăng 21%.
Những sản phẩm bán chạy nổi bật là mặt hàng chăm sóc sức khỏe
Những sản phẩm bán chạy, cháy hàng thời điểm 2020 và 2021 chính là những sản phẩm liên quan đến bảo vệ sức khỏe, tăng cường đề kháng và bổ sung, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong số đó, khẩu trang, nước sát khuẩn tay, nước rửa tay, nước súc miệng,… là điểm hình nhất. Chưa kể, giá của khẩu trang và nước rửa tay là 2 mặt hàng bị đẩy giá lên cao chóng mặt.
Dựa theo thống kê của Deloitte, những sản phẩm này có mức tiêu thụ tăng gấp đôi, thậm chí là đến 87% do thói quen sử dụng và bảo vệ sức khỏe..
Các loại sản phẩm vệ sinh cá nhân như: nước súc miệng cũng tăng 78%, sữa tắm tăng 45% và sữa rửa mặt tăng 35%. Điều này cho thấy ý thức của người dân đã được đẩy lên rất cao trước sự bùng phát, lây lan mất kiểm soát của dịch bệnh.
Ngoài ra, một số sản phẩm khác như vitamin, thuốc dự trữ, thực phẩm tăng cường đề kháng,.. cũng người tiêu dùng quan tâm và trang bị để tự chống lại bệnh tật, nâng cao sức khỏe.
Tiêu dùng đa kênh
Cũng bởi ảnh hưởng của dịch bệnh mà những hoạt động chuyển dịch sang dạy & học online, sinh hoạt, làm việc tại nhà kéo theo những nhu cầu gắn liền với sản phẩm phục vụ học tập, công việc tăng cao đột biến. Chúng ta có thể kể đến những ví dụ như các app học tập, làm việc online (Zoom, Skype, Google Hangout Meet…), họp trực tuyến, bàn phím máy tính, webcam, dụng cụ tập gym, iPad…
Những xu hướng mua hàng đa kênh áp dụng trên các thiết bị điện tử, di động, mở ra cơ hội về tăng doanh số bán hàng cho các nhà sản xuất hoặc cơ sở bán lẻ. Đồng thời, thay vì trước đây tập trung bán hàng tại chỗ, dùng tạo cửa hàng thì giờ đây, xu hướng buôn bán online càng được nâng cao và chiếm tỷ phần cao.
Mặc dù một số mặt hàng, khách hàng tham khảo và thử trực tiếp tại cửa hàng nhưng khi giao dịch vẫn thực hiện trực tuyến để hưởng ưu đãi. Mua sắm trực tuyến online vừa thuận tiện, không phải di chuyển xa hay tập trung đông người, người được hưởng nhiều ưu đãi càng kiến khách hàng tin tưởng và ưu tiên lựa chọn.
Tất nhiên, khi nguồn hàng ngày càng đa dạng, từ nhu cầu, sở thích, hành vi khiến người bán hàng phải nâng tầm khả năng đáp ứng nhu cầu của người dùng, vừa đảm bảo khả năng hoạt động của doanh nghiệp, thích nghi với mọi yêu cầu 4.0 của khách.
Chính sự linh hoạt và tiện lợi của tiêu dùng đa kênh vừa trực tiếp mang đến lợi ích cho người tiêu dùng mùa dịch, cũng giúp nhiều doanh nghiệp có điều kiện và cơ sở sống sót.
Thanh toán trực tuyến
Cũng bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu, nỗi lo lây lan dịch bệnh không chỉ có ở người dân thường mà đến các ngân hàng cũng không tránh khỏi nỗi lo chung. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa việc trao đổi thì thanh toán online là phương án được đại đa số người lựa chọn. Hình thức thanh toán này không chỉ nhanh gọn, chính xác đến từ giá trị đồng mà nó còn tăng khả năng đảm bảo an toàn cho cả bên nhận hàng và giao hàng.
Ngân hàng nhà nước cũng khuyến khích việc giao dịch qua hình thức online, trực tuyến này thay vì tiền mặt. Chính vì vậy, một số ngân hàng cũng hỗ trợ bằng hình thức không thu phí đăng ký, phí duy trì Mobile Banking, Internet Banking…
Trên đây những thông tin về xu hướng tiêu dùng 2021 của Việt Nam. Giai đoạn này đất nước đang trải qua sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh nên tiêu dùng có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến,… để hạn chế tiếp xúc, đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.